Cách sống chung với người bị bệnh lao

 

    Lao là 1 trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh này, bạn và các thành viên trong gia đình không cần lo lắng quá. Bạn và các thành viên trong gia đình đó cần phải học cách sống chung với người bị bệnh lao để đề phòng nguy cơ lây nhiễm.

    Bệnh lao có lây không?

    Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh lao. Dưới tác động của vi khuẩn lao, nhiều bộ phận trên cơ thể có thể bị ảnh hưởng, bao gồm phổi, hạch bạch huyết, thận, xương… Có hai thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi.

    – Lao phổi là dạng thể lao thường xuyên gặp nhất, chúng chiếm tới 80% trường hợp bị mắc lao. Nguồn lây bệnh lao chủ yếu đến từ nhóm người bệnh này, thông qua đường hô hấp.

    – Lao ngoài phổi bao gồm: Lao màng phổi, lao màng bụng, lao màng não, lao màng khớp… Những trường hợp này không có nguy cơ lây bệnh cho người khác.

    Bệnh lao phổi có thể lây lan qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Ngoài ra, vi khuẩn lao phổi còn có thể lây truyền từ mẹ sang con, thông qua sinh hoạt hàng ngày hoặc lây qua đường tình dục, tiếp xúc gần. Ở người mắc bệnh lao, lượng vi khuẩn được phát tán ra không khí có thể truyền cho 10 đến 15 người.

     Vì sao cần tìm hiểu cách sống chung với người bị bệnh lao?

    Nguy cơ nhiễm bệnh còn phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với người bệnh, tình trạng của người bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn. Cụ thể, nếu bạn tiếp xúc với người bị lao ở khoảng cách gần, hoặc sống chung trong một môi trường kín thì nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao là rất cao.

    Đặc biệt, nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên khi người bệnh ho, hắt hơi và nói chuyện nhiều. Đối với người có miễn dịch kém, chỉ cần hít phải một lượng nhỏ vi khuẩn từ người bệnh cũng có thể bị lao. Bệnh càng dễ lây nhiễm cho những trường hợp sau đây:

    – Người bị suy dinh dưỡng

    – Người có bệnh mạn tính

    – Người hút thuốc nhiều

    – Người hay uống rượu bia

    – Người nhiễm HIV/AIDS

    Có thể nói, tỷ lệ lây lan bệnh lao có thể tăng theo cấp số nhân nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu trong gia đình có người bị lao, thì việc tìm hiểu thông tin là rất cần thiết, giúp giảm thiểu nguy cơ lây bệnh.

      Bệnh lao lây qua con đường nào?

    Lao là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây hại đến tính mạng của con người. Hầu hết các ca mắc lao thường theo con đường phát tán qua không khí, vi khuẩn lao được đưa vào không khí thông qua hành động ho hay hắt hơi của người bị lao. Người lành chỉ cần hít phải bầu không khí có chứa vi khuẩn lao là có thể bị nhiễm bệnh.

    Vi khuẩn lao sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ diễn biến theo 2 giai đoạn bệnh đó là lao nhiễm và lao bệnh.

    Ở giai đoạn lao nhiễm, vi khuẩn sẽ ở trong cơ thể nhưng ở trạng thái bất hoạt, đợi cho đến khi miễn dịch cơ thể bị suy yếu thì mới bắt đầu tấn công bằng cách sinh sôi và len lỏi vào trong các hạch bạch huyết. Khi vi khuẩn lao đã sinh sôi với số lượng lớn và tạo nên một số triệu chứng như thường xuyên ho, khó thở thì đây chính là giai đoạn lao bệnh.

    Khi ở giai đoạn lao bệnh thì người bị bệnh lao có khả năng lây bệnh cho những người xung quanh mình. Do đó, nếu gia đình có người ở giai đoạn lao bệnh thì bạn nên biết cách sống cung với người bệnh lao phổi để hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm bệnh.

    Cần biết gì khi sống chung với người bị lao phổi?

    Theo thống kê từ những trường hợp bị lây nhiễm lao, tình trạng nhiễm lao và trở thành lao bệnh chỉ chiếm 10%, với những bệnh nhân có yếu tố miễn dịch suy giảm như HIV/ AIDS thì tỷ lệ trở thành lao bệnh là 30%. Trong các đối tượng dễ nhiễm lao nhất là trẻ em và người lớn tuổi. Nếu sống chung người bị bệnh lao, nên cách ly trẻ em và không cho tiếp xúc, vì vi khuẩn lao nếu xâm nhập cơ thể trẻ nhỏ sẽ có nhiều cơ hội tấn công các cơ quan khác như hạch, màng não, xương khớp, và nặng hơn là lao kê.

    Lao kê là tình trạng vi khuẩn lao lan tỏa và phân bố rộng khắp cơ thể, phá hủy các tế bào và gây ra tổn thương có thể thấy trên phim x-quang với kích thước 1-5mm. Rõ ràng nhất là khi quan sát phim x-quang ngực của người bệnh lao kê có thể phát hiện các đốm nhỏ rải rác có hình dạng giống như hạt kê, lao kê chủ yếu lan tỏa ở phổi, gan và lách của người bệnh.

    Cách sống chung với người bị bệnh lao

    Nếu sống chung với người bị lao phổi, bạn cần biết rằng nguy cơ nhiễm bệnh của mình có thể tồn tại tiềm tàng trong không khí, những người thường xuyên tiếp xúc với người bị lao đều có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.

    Nên dành một không gian sống riêng cho người bị lao:

    Nên cách ly bệnh nhân lao trong phòng riêng để thực hiện việc điều trị bệnh một cách hiệu quả, nhất là với những người mắc bệnh lao hoạt động hoặc lao đa kháng thuốc. Có thể tiếp xúc nếu bác sĩ đã thăm khám và xác nhận người bệnh không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác

    Chăm sóc người bị lao bằng cách cho uống thuốc theo đúng toa của bác sĩ, khuyên người bị lao nên nghỉ ngơi và tránh vận động quá sức.

    Không để người bị lao khạc nhổ bừa bãi:

    Khạc nhổ bừa bãi chính là nguy cơ gây ra sự lây nhiễm vì lúc này các vi khuẩn lao sẽ có cơ hội để tiếp xúc với cơ thể mới và lây bệnh. Do đó nếu sống chung với người bị lao phổi phổi thì nên nhắc nhở họ rằng không được khạc nhổ bừa bãi.

    Sử dụng khẩu trang hợp lý khi sống chung với người bị lao phổi:

    Cách duy nhất để phòng tránh và không hít phải không khí có chứa giọt bắn của người bị lao phổi đó chính là đeo khẩu trang. Khi tiếp xúc với người bị lao, nhất là tiếp xúc gần thì cần đeo khẩu trang cho người bệnh và cả cho bản thân. Sau khi tiếp xúc xong với người bệnh thì nên vứt bỏ khẩu trang vừa đeo vào thùng rác có nắp đậy, tiến hành rửa tay với xà phòng.

    Không nên cho trẻ em và người già tiếp xúc với người bị lao:

    Trẻ em và người cao tuổi, người có bệnh nền là những đối tượng có khả năng dễ bị lây nhiễm và khi lây nhiễm thì nhanh chóng bị vi khuẩn lao tấn công. Do đó nếu sống chung với người bị lao phổi thì cần chú ý tránh để tiếp xúc với trẻ em và người cao tuổi, người có bệnh nền.

    Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Trong môi trường không khí, nếu người lành hít phải không khí có chứa giọt bắn hắt hơi của người bị lao, hoặc tiếp xúc gần với hơi thở của người bị lao thì nguy cơ bị nhiễm bệnh là rất cao. Do đó, học cách sống chung với người bị bệnh lao bằng các lưu ý trên đây sẽ giúp người bình thường giảm nguy cơ lây nhiễm từ người bị lao.

    Bệnh lao có di truyền không?

    Để trả lời câu hỏi bệnh lao có di truyền không, người bệnh cần hiểu rõ về sự phát triển của virus gây bệnh. Bệnh lao là một bệnh viêm nhu mô phổi do vi khuẩn Mycobacteria lao gây ra. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp và không phải là bệnh di truyền.

    Thủ phạm chính gây ra bệnh lao là Mycobacteria tubercus hay còn gọi là vi khuẩn Koch. Đây là loại vi khuẩn hình que, sinh sản nhanh và liên tục. Nó có thể tồn tại trong không khí và nước trong vài tuần, khi bệnh nhân khạc nhổ trên sàn nhà ẩm ướt và những nơi tối tăm, thời gian sống sót của Mycobacteria có thể lên tới 2 - 3 tháng.

    Cách vi khuẩn xâm nhập cơ thể

    Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta hít thở không khí bị ô nhiễm (khi người bệnh khạc nhổ, ho hoặc hắt hơi), nói chuyện trực tiếp với người bệnh và ăn thực phẩm, đồ uống có chứa bệnh lao. Trong một số trường hợp, vi khuẩn được ruồi mang theo. Người mắc bệnh lao có thể sống khỏe mạnh nếu hệ thống miễn dịch của họ tốt. Bệnh lao có thể phát triển khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu (ví dụ: nếu bạn bị cúm, tiểu đường, bụi silic, HIV/AIDS…) hoặc khi bạn dùng thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid.

    Các con đường lây truyền bệnh lao

    Lây truyền qua đường hô hấp

    Đây là con đường lây lan bệnh nhanh nhất và gần nhất. Nguy cơ người bình thường truyền bệnh lao là rất cao khi nói chuyện với bệnh nhân lao vì vi khuẩn lao phát tán vào không khí qua các giọt nhỏ khi người bệnh nói, hắt hơi, ho, nhổ nước bọt…

    Chà trực tiếp vào sợi chỉ: Bệnh lao cũng có thể lây lan qua việc cọ xát trực tiếp vùng da bị trầy xước hoặc vết thương hở của người bị nhiễm bệnh.

    Băng qua đường đời: Nguy cơ lây bệnh khi chung sống với người mắc bệnh lao là rất cao như dùng chung đồ dùng cá nhân, sống chung…

    Người mẹ truyền bệnh cho con: Trẻ em mắc bệnh lao phần lớn là do mẹ lây nhiễm

    Khả năng vượt qua: Nhiều người không thể tưởng tượng được bệnh lao có thể lây truyền qua đường tình dục như thế nào. Thực tế là bạn không mắc bệnh lao khi quan hệ tình dục, nhưng chính những việc bạn làm như trao đổi tuyến nước bọt và hôn khi “làm tình” có thể khiến bạn tình của bạn mắc bệnh lao.

    Cần làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh lao?

    Nếu bạn nghi ngờ mắc bệnh lao, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Điều trị lao sớm và đầy đủ có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như suy hô hấp và tử vong. Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện nếu bạn nghi ngờ mắc bệnh lao:

    – Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mọi người, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: trẻ em, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch hay đang mắc các bệnh lý nền. Nếu tiếp xúc, hãy tuân thủ các cách đã đề cập ở trên để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm.

    – Thăm khám ngay khi nghi ngờ bị lao. Thông qua thăm khám, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bạn có nguy cơ bị bệnh lao, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách phòng ngừa thông qua tiêm phòng và xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày. Nếu xác định đã mắc bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp tăng cơ hội chữa bệnh thành công.

    – Trong trường hợp mắc bệnh lao, hãy tuân thủ nguyên tắc điều trị. Cụ thể, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều, đều đặn và dùng thuốc đủ thời gian mà bác sĩ chỉ định. Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp, có thể kết hợp thuốc kháng sinh nhằm đạt hiệu quả điều trị như ý. Việc tuân thủ các nguyên tắc trên nhằm đảm bảo cơ thể đáp ứng thuốc, tránh hiện tượng kháng thuốc và kéo dài thời gian chữa trị.

    Ngoài ra, cần chủ động phòng bệnh bằng việc xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ, giảm thiểu các thói quen xấu như hút thuốc, lạm dụng rượu bia. Hãy tiêm phòng lao để tạo hệ miễn dịch chủ động cho cơ thể, đồng thời góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật cho xã hội.

CDC Lào Cai

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập