Cha, mẹ và người chăm sóc trẻ nên làm gì khi con mình hút thuốc lá? ​

    “Cha, me và người chăm sóc trẻ nên làm gì khi con mình hút thuốc lá?”. Đó là câu hỏi tưởng chừng như rất dễ nhưng để đạt được kết quả như mong muốn thì cách làm của mỗi người lại thu về những kết quả khác nhau. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 4.000 người chết vì hút thuốc lá và cũng là một trong những quốc gia có tỉ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới, phần lớn những người này đều bắt đầu hút thuốc từ lúc còn rất trẻ (khoảng 13 - 15 tuổi). Nếu phát hiện con mình đang hút thuốc lá, có lẽ cha, mẹ và người chăm sóc trẻ sẽ rất sốc nhưng thay vì la mắng trẻ, hãy bình tĩnh lại để tìm những giải pháp tốt nhất nhằm giải quyết vấn đề này!

    Chị Nguyến Ánh Tuyết, phường Bắc Lệnh có một cậu con trai. "Cấp I con ngoan hiền, lễ phép bao nhiêu thì lên cấp II con thay đổi ngược lại bấy nhiêu. Ban đầu con lén hút thuốc với đám bạn cùng trường, nhà trường phát hiện, báo về, chị la mắng rồi đánh một trận tơi tả. Cứ tưởng vậy là con chừa, ai ngờ từ chỗ lén lút hút, con hút công khai, thách thức ba mẹ", chị đau khổ nói. Cứ như vậy kéo dài, con còn bị lưu ban 02 năm. Đến giờ cháu vẫn học lớp 6. Từ “thảng thốt, không tin nổi” khi bất ngờ phát hiện đứa con yêu mới 11, 12 tuổi phì phèo châm, hút thuốc lá đến giờ, tôi cảm thấy bất lực trước con!...

anh tin bai

Hãy trò chuyện cùng con về tác hại của thuốc lá

     Anh Nguyễn Thanh Sơn, phường Xuân Tăng, thành phố Lào Cai chia sẻ: Nếu phát hiện con mình hút thuốc lá, hoặc chơi với các bạn hút thuốc; Đầu tiên mình sẽ tìm hiểu nguyên nhân rồi chia sẻ về tác hại của thuốc lá, những trường hợp hút thuốc lá lâu năm dẫn đến ung thư phổi, viêm phổi, tử vong để con và các bạn có thêm kiến thức; Từ đó sẽ lựa chọn từ bỏ thuốc lá và khuyên những người bên cạnh mình bỏ thuốc. Bằng kinh nghiệm của bản thân, tôi nghĩ chúng ta hãy đóng vai là những người bạn để chia sẻ cùng con, không nên dùng quyên của bố mẹ để cấm đoán, áp đặt con trẻ vì như vậy dễ tạo ra kết quả ngược lại. Anh Trần Xuân Chiến, Bộ CHQS tỉnh cũng có quan điểm như vậy, anh nhấn mạnh: Cha, mẹ và người chăm sóc trẻ cần là những tấm gương để con nhìn vào và học tập theo. Vì vậy, khi cả 2 con trai tôi đang tuổi mới lớn, tôi đã bỏ thuốc sau 5 năm hút thuốc.

    Trao đổi về vấn đề này trong trường học, chị Trần Thị Thu Huyền, Bí thư Đoàn thanh niên Trường THPT số 2, thành phố Lào Cai cho biết: Ngành Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào chương trình giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm được ngành Giáo dục rất chú trọng nhằm trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng phòng, chống tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội, hạn chế tối đa học sinh tiếp cận và sử dụng thuốc lá. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa phong phú, hấp dẫn về phòng, chống tác hại của thuốc lá cho học sinh; tổ chức ký cam kết đến từng học sinh trong việc không sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử, đồ uống có cồn… Mặc dù có nhiều biện pháp tuyên truyền nhưng trong năm học vẫn có một số em học sinh hút thuốc lá. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu những học sinh này do không có sự quản lý chặt chẽ từ gia đình, người chăm sóc trẻ; trẻ coi nhẹ tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe hoặc vì sự tò mò của tuổi mới lớn nên muốn thử cảm giác khi hút thuốc lá… Với những trường hợp như vậy, các thầy, cô giáo trong trường đã có nhiều biện pháp giáo dục, định hướng tư tưởng cho các em.  Đầu tiên, sẽ là tìm hiểu nguyên nhân các em học sinh tìm đến thuốc lá, sau đó là tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và những điều cấm trong Luật PCTHTL đối với trẻ vị thành niên hút thuốc lá,… Nhà trường sẽ theo dõi sự thay đổi của các em; Với những trường hợp cố tình vi phạm, các trường có những biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn như thông báo để gia đình, người chăm sóc trẻ phối hợp với nhà trường quản lý, giáo dục tư tưởng, lối sống lành mạnh cho con em mình hoặc đánh vào ý thức, hạnh kiểm của các em, làm bài học răn đe với những học sinh khác trong trường...

    Chia sẻ vấn đề con tuổi teen hút thuốc, bà Nguyễn Thị Kim Ánh, Phó Giám đốc Sở Y tế, Trưởng Tiểu ban PCTH thuốc lá, rượu bia tỉnh cho biết nên dựa vào độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của con để có cách ứng xử phù hợp. Có những đứa trẻ đang học cấp I đã hút thuốc, nhưng độ tuổi này không nhiều, chỉ là một hành động bắt chước người lớn chứ chưa ý thức được hành vi. Lúc này cha mẹ chỉ cần nói chuyện, giải thích để con hiểu thuốc lá không tốt cho con. Đặc biệt, cha mẹ không nên hút thuốc trước mặt con, không chỉ vì khói thuốc ảnh hưởng sức khỏe con mà còn để ngăn ngừa con bắt chước và để lời dạy của cha mẹ có “trọng lượng” hơn. Với lứa tuổi dậy thì, trẻ đã ý thức được hành vi, bắt đầu học đòi bạn bè cùng trang lứa, muốn thể hiện cá tính, "bản lĩnh đàn ông". Nếu lúc này cha mẹ không thường xuyên lắng nghe, để tâm đến những thay đổi trong tâm sinh lý của trẻ, không dạy trẻ những kỹ năng sống cần thiết sẽ dễ khiến trẻ bị người xấu lợi dụng, dụ dỗ hút thuốc. 

    Khi phát hiện con hút thuốc, cha mẹ cần kiên trì giải thích, phân tích cho con thấy cái hại của thuốc lá. Quan trọng là cha mẹ cần gạt bỏ "cái tôi" của mình, gần gũi với con để giúp con bỏ thuốc. Bên cạnh đó hãy dạy con tự lập, cách xử lý tình huống nếu có người rủ rê con hút thuốc. Có thể dạy con bằng cách nhập vai hoặc đề ra tình huống rồi cùng nhau giải quyết… Bà Ánh cho biết thêm.

PV

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập