Thế nào là thực phẩm giả

    Trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trang mạng xã hội hiện nay đang nói rất nhiều đến vấn đề “Thực phẩm giả” gây hoang mang trong dư luận. Vậy, thực phẩm giả là gì?

    Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, hàng giả gồm:

1. Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

2. Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

3. Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

Như vậy, để phát hiện được thực phẩm là “Giả” cần thực hiện kiểm tra thường xuyên các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kiểm tra về công bố sản phẩm, nhãn hàng hóa, nguồn gốc, xuất xứ và đặc biệt là lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên công dụng, giá trị sử dụng…. Các hành vi vi phạm về thực phẩm giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc.

Để lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn, Sở Y tế Lào Cai khuyến cáo các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm thường xuyên tự kiểm soát sản phẩm thực phẩm của mình; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về ATTP; khuyến cáo người dân nên lựa chọn thực phẩm ở những nơi bán hàng uy tín, có địa chỉ cố định, được quản lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khi phát hiện bất cứ thông tin hay sự cố bất thường liên quan đến mất ATTP báo ngay cho chính quyền địa phương gần nhất để được kịp thời xử lý.

Thanh Huyền - Sở Y tế

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập