Phòng chống đột quỵ cho người già trong thời tiết nắng nóng

    Miền Bắc đang trải qua khoảng thời gian nắng nóng kéo dài với nền nhiệt độ cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân, đặc biệt là sức khỏe của người già và trẻ em. Trong những ngày tới, Bắc Bộ nắng nóng sẽ tiếp tục tăng cường và gay gắt hơn.

    Người già là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất do thời tiết nắng nóng. Khi thời tiết nắng nóng, cơ thể phải đổ mồ hôi nhiều dẫn tới mất nước, giảm khối lượng máu, thiếu hụt lượng máu nuôi não; thân nhiệt tăng gây rối loạn chức năng thần kinh trung ương, rối loạn hô hấp, tuần hoàn, rối loạn tim mạch… đây là các yếu tố dễ gây đột quỵ não. Đặc biệt, người già thường có sẵn bệnh nền như đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, khi bị ảnh hưởng của nắng nóng lại càng là yếu tố khiến họ dễ gặp nguy hiểm vì biến chứng của bệnh.

    Các bác sĩ khuyến cáo, trong những ngày người cao tuổi cần uống nước thường xuyên, bổ sung hoa quả để đủ lượng vitamin, khoáng chất. Đặc biệt, cần tránh ra nắng trong khoảng từ 10h đến 16h, bởi đây là thời điểm nắng gắt, tia tử ngoại cao. Ngoài ra, người cao tuổi cần chủ động thăm khám định kỳ, uống thuốc đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cùng với đó, tránh tình trạng nằm điều hòa ra ngoài đột ngột, không để nhiệt độ quá lạnh khiến cơ thể bị choáng dẫn tới co thắt mạch, dễ xảy ra tai biến, sốc nhiệt. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao khoảng trên 35 độ C, cần điều chỉnh nhiệt độ trong nhà khoảng 26 - 27 độ C là phù hợp, cũng không nên để nhiệt độ thấp quá. Với những người mắc bệnh mãn tính, người nhà cần nhắc nhở bệnh nhân duy trì việc uống thuốc đều đặn, đúng giờ để tránh các tai biến dễ phát sinh.

          Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân cần biết cách nhận biết các dấu hiệu đột quỵ do nắng nóng để phát hiện và xử trí kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc cho người thân trong gia đình, nhất là người cao tuổi, người mắc bệnh tim mạch. Cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế nếu có các biểu hiện như: vã mồ hôi nhiều, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh; nôn mửa, chóng mặt, hoa mắt, ngất lịm, thậm chí li bì, mê sảng, … Các trường hợp này đều cần phải xử trí nhanh vì chậm có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập