Cần tiêm phòng ngay sau bị chó, mèo, động vật cắn

    Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bởi khi đã lên cơn dại, kể cả là động vật hay con người đều sẽ tử vong nhanh chóng. Tại Việt Nam, bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm lưu hành có số ca tử vong trên người cao nhất trong 5 năm qua và xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Do đó việc chủ động phòng bệnh bằng vắc xin là rất cấp thiết.

anh tin bai

Bác sĩ tư vấn cho người dân trước khi tiêm vắc xin/ huyết thanh phòng dại

    Mặc dù bị mèo nhà cắn từ hơn 1 tuần nay, nhưng do tâm lý chủ quan nên ông Trần Đức Ba, tổ 11 phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai chưa đi khám và tiêm phòng ngay mà chỉ điều trị tại nhà. Chỉ khi thấy vết thương không có dấu hiệu lành lại, ông mới đến cơ sở y tế để được tư vấn điều trị và thực hiện các mũi tiêm phòng bệnh dại cũng như uốn ván. Ông Ba cho biết: Tôi đã bị mèo cắn cách đây một tuần, cứ nghĩ là bình thường thôi nhưng mà đến hôm nay không thể đi được nữa, thì tôi đã trực tiếp xuống, các bác sĩ khuyến cáo là tiêm vắc xin, các loại huyết thanh thì tôi cảm thấy yên tâm hơn một chút.

    Cũng tương tự như trường hợp của ông Ba, nhưng chị Bùi Thanh Tuyền, tổ 25 phường Bắc Cường, TP Lào Cai đã đưa con gái đi tiêm phòng ngay sau khi cháu bé bị chó nhà hàng xóm cắn. Chị cho biết: Con gái tôi bị chó cảnh nhà hàng xóm cắn hôm qua, họ đã theo dõi rồi, nhưng mà mình vẫn sợ, vẫn có vết thương cho nên đưa con ra bác sĩ khám xem có phải tiêm phòng không.

anh tin bai

Người dân cần tiêm phòng dại ngay sau khi bị chó, mèo, động vật cắn

    Tại Lào Cai, tính đến hết ngày 11/4/2024, đã có 853 người bị phơi nhiễm (tức chó mèo cào, cắn), trong đó có 824 người đi tiêm vắc xin phòng dại, 157 người phải tiêm huyết thanh kháng dại, có tuần cao điểm với hơn 100 trường hợp bị phơi nhiễm phải đi tiêm phòng dại. Một trong những nguyên nhân khiến bệnh dại gia tăng chủ yếu là do người bệnh không tiêm phòng vắc xin ngay sau khi bị động vật cào, cắn, bởi suy nghĩ chó mèo đã tiêm phòng rồi thì không sao, hoặc có thói quen theo dõi động vật cắn trước. Khi thấy động vật có bất thường mới đến cơ sở y tế để tiêm phòng.

    Bác sĩ Mã Thị Hiền, Phòng khám Đa khoa, Trung tâm KSBT tỉnh cho biết: Virut dại khi mà xâm nhập vào cơ thể con người qua vết cắn cào từ động vật do chó mèo có thể nhân lên tại chỗ vết cắn phát triển dọc theo dây thần kinh với tốc độ rất nhanh, tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, sau đó tấn công vào bộ não của mình và làm tê liệt các tế bào thần kinh và gây tử vong rất là nhanh. Đây cũng là lý do vì sao mà khi bị chó mèo hoặc động vật có nguy cơ cắn thì cần phải đi tiêm phòng ngay lập tức.

    Có thể thấy, khi bị phơi nhiễm với virus dại, người bị cắn chỉ có rất ít thời gian để ngăn chặn sự toàn phát của bệnh, đặc biệt là với những vết thương lớn, gần thần kinh trung ương. Do vậy, người dân tuyệt đối không nên chần chừ và chờ đợi, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt ngay sau khi bị chó, mèo, động vật cắn, đồng thời kết hợp theo dõi con vật cắn. Nếu sau 10 ngày kể từ khi cắn, con vật vẫn khỏe mạnh bình thường thì có thể chuyển sang phác đồ tiêm dự phòng.

Phương Hiền

 

 

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập