Bệnh Sốt mò và những điều cần biết

    Bệnh sốt mò là gì?

    Bệnh sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính khó chẩn đoán, bệnh truyền sang người qua côn trùng trung gian ấu trùng mò; mò vừa là vật chủ vừa là vectơ truyền bệnh; người bị nhiễm bệnh khi bị ấu trùng mò đốt. Người bệnh không có khả năng truyền bệnh sang người khác.

anh tin bai

Người bị bệnh sốt mò thường có các triệu chứng: sốt cao liên tục và kéo dài.

    Đặc điểm lâm sàng và biến chứng

    Đặc điểm lâm sàng

    Bệnh sốt mò có đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài 2 đến 3 tuần, kèm theo có vết loét trên da do côn trùng đốt, phát ban dạng sẩn và viêm hạch.

    Người bị bệnh sốt mò thường có các triệu chứng: sốt cao liên tục và kéo dài, đau đầu nhiều, da xung huyết, xung huyết kết mạc mắt, có thể có vết loét và có viêm hạch.

    Vết loét điển hình của sốt mò thường có hình bầu dục, kích thước từ: 0,5 - 2 cm, có vẩy đen hoặc đã bong vẩy tạo thành vết loét có gờ, không tiết dịch. Vết loét thường không đau, không ngứa và khu trú ở những vùng da mềm như: cổ, nách, ngực, bụng, bẹn…

    Biến chứng

Bệnh sốt mò tiến triển từ nhẹ đến nặng; Nếu không chú ý đến yếu tố dịch tễ, không tìm và quan sát được vết loét, dễ bỏ sót và không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nặng như là viêm phổi, viêm não màng não, viêm cơ tim, suy đa tạng… có trường hợp tử vong do suy đa tạng không hồi phục.

    Đối tượng nào có nguy cơ bị sốt mò?

    Bệnh sốt mò thường gặp ở các nước châu Á nhiệt đới, nhất là những khu rừng núi có cây cối rậm rạp, đất mùn ẩm ướt, ở các hang hốc trong núi đá hay dọc hai bên bờ sông suối, bờ biển. Đó là những nơi có khí hậu nóng ẩm, thích hợp cho con mò phát triển đồng thời có nhiều con vật mang mầm bệnh như các loài gặm nhấm sinh sống.

    Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu về mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, đỉnh cao vào những tháng 6 - 7. Hiện nay, Lào Cai và các tỉnh miền núi phía Bắc đang vào mùa mưa, có thể phát sinh những trường hợp mới nghi bệnh.

    Bệnh thường tản phát nhưng dịch có thể bùng ra khi có nhiều người chưa miễn dịch vào đúng giữa một ổ dịch (dân đi khai hoang, bộ đội hành quân tập luyện dã ngoại).

    Phòng bệnh sốt mò như thế nào?

    - Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh nên biện pháp tích cực là phát quang khu vực xung quanh nhà ở, dọn dẹp sạch cỏ dại, cây cối um tùm cũng như diệt chuột, các loại gặm nhấm.

    - Khơi thông cống rãnh, định kỳ phun thuốc diệt côn trùng 6 tháng/lần. Không nằm hoặc phơi quần áo ở những nơi ẩm ướt để tránh ấu trùng mò bám vào.

    - Khi vào rừng tham quan hay làm việc chú ý tránh nghỉ ngơi dưới cây cỏ rậm rạp, nhiều cỏ dại, đất mùn. Không nằm dưới đất mà nằm trên võng cao. Nên mặc quần áo kín đáo, đi giầy cao cổ. Dùng thuốc xua đuổi côn trùng bôi vào vùng da trống. Đi về nên thay đồ ngay và tắm rửa sạch sẽ, không nên mặc đi lại nhiều lần.

    - Đối với bệnh nhân không cần cách ly với mọi người xung quanh; Cần thăm và khám kỹ mọi người có sốt trong địa bàn đó.

    - Khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn cần báo cáo ngay khi gặp ca đầu tiên hoặc khi có dịch liên quan đến địa bàn.

    - Người đi về từ các vùng dịch tễ và xuất hiện sốt cao, đau đầu, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại các hậu quả đáng tiếc.

CDC Lào Cai

 

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập