Thời điểm tựu trường thời tiết chuyển mùa từ hè sang thu, trẻ tiếp xúc với bạn mới là những nguyên nhân dễ khiến trẻ mắc phải các vấn đề về da. Vì vậy, việc bố mẹ hiểu thêm về vấn đề về da mà trẻ thường gặp, và áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả trong mùa tựu trường là rất quan trọng.
Thời điểm tựu trường, thời tiết chuyển từ hè sang thu,trẻ tiếp xúc với nhiều bạn mới... là những nguyên nhân dễ khiến trẻ mắc phải các vấn đề về da
Những vấn đề về da trẻ thường gặp vào mùa tựu trường:
Da khô
Vào mùa tựu trường, thời tiết thường chuyển từ mùa hè nóng bức sang mùa thu khô hanh hoặc mưa nhiều. Sự biến đổi nhanh chóng này có thể làm da trẻ không kịp thích nghi và dẫn đến khô da.
Nhiều trường học và lớp học được trang bị máy lạnh để làm mát. Tuy nhiên, máy lạnh có thể làm giảm độ ẩm trong không khí, khiến da trẻ mất nước.
Trong môi trường tựu trường, trẻ có thể tiếp xúc với các chất kích ứng như hóa
chốt trong bút mực, sáp màu, chất tẩy rửa, hoặc thuốc tẩy. Những chốt này có
thể gây tổn thương da và làm da trẻ khô, kích ứng.
Dị ứng, nổi mẩn ngứa
Trong trường học có thể chứa nhiều tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, mùi hương, hóa chất trong bút mực và các vật liệu xây dựng. Tiếp xúc với những chất này có thể kích thích hệ miễn dịch của trẻ và gây ra phản ứng dị ứng da, gây mẩn ngứa.
Trẻ thường tiếp xúc gần gũi với các bạn cùng lớp và có thể dễ dàng lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như viêm dơ, viêm da tiếp xúc, hoặc nhiễm trùng da. Những bệnh này thường đi kèm với triệu chứng mẩn ngứa và gây khó chịu cho trẻ.
Thủy đậu (chickenpox) là một bệnh lây nhiễm do vi rút Varicella-Zoster (VZV) gây ra. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Vi rút thủy đậu lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt nước bọt từ người bệnh hoặc tiếp xúc với phần hoặc dịch mủ từ các vết thủy đậu đã nở.
Nếu có một trẻ trong nhóm bị thủy đậu, việc lây lan vi rút có thể diễn ra nhanh chóng qua tiếp xúc gần, ví dụ như chơi chung, ngồi gần nhau, hoặc sử dụng các vật dụng có nhân chứng, từ đó làm nguy cơ lây nhiễm tăng lên.
Tay chân miệng
Tay chân miệng là một bệnh lây nhiễm do các loại vi rút thuộc họ Enterovirus, chủ yếu là Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackievirus A16 (CVA16). Đây là một bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Nguyên nhân gây ra tay - chân - miệng là sự lây lan của vi rút từ người bệnh hoặc từ môi trường xung quanh. Vi rút có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất nhầy từ mũi hoặc họng của người bệnh, chẳng hạn như khi người khỏe mạnh tiếp xúc với nước bọt, nước mũi hoặc dịch nước mắt của người. Vi rút cũng có thể tồn tợi trên các bề mặt như đồ chơi, bàn ghế, đồ dùng cá nhân và được lây lan khi trẻ chạm vào các bề mặt này và đưa tay lên miệng, mũi hoặc mắt. Đặc biệt là trong môi trường nhóm như trường học hoặc nhà trẻ, có nguy cơ cao bị nhiễm vi rút do tiếp xúc gần gũi với nhau.
Những cách phòng tránh các vấn đề về da thường gặp ở trẻ mùa tựu trường
Khi trẻ bước vào mùa tựu trường, có một số vấn đề về da thường gặp, bố mẹ có thể phòng tránh bằng các biện pháp sau:
Hạn chế tiếp xúc với chất kích ứng.
Nếu trẻ có lịch sử dị ứng da, hãy tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như côn trùng, phấn hoa, chất gây dị ứng khác. Điều này có thể giúp hạn chế nguy cơ phát triển các vấn đề do liên quan đến dị ứng.
Đồng thời, đảm bảo rằng trẻ không tiếp xúc với các chất gây kích ứng do như hóa chất trong sản phẩm vệ sinh có nhân, thuốc tẩy, hoặc chất tẩy rửa mạnh. Hãy sử dụng các sản phẩm nhẹ nhàng, không gây kích ứng cho da của trẻ.
Duy trì vệ sinh cá nhân
Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hỗ trợ trẻ trong việc làm sạch và tắm hằng ngày để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên do.
Đảm bảo trẻ giữ vệ sinh có nhân tốt, bao gồm cắt ngắn móng tay, tránh ngậm ngón tay hoặc các vật dụng vào miệng.
Vệ sinh môi trường xung quanh
Bố mẹ có thể thúc đẩy việc dọn dẹp và làm sạch môi trường xung quanh lớp học để giảm sự lây lan của vi khuẩn và virus. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho trẻ.
Hãy đảm bảo rằng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên như bàn ghế, quạt, tay nắm cửa... được làm sạch đều đặn bằng các chất tẩy rửa an toàn và hiệu quả.
Việc lau chùi và khử trùng các bề mặt giúp loại bỏ vi khuẩn và vi rút có thể tồn tại trên đó.
Tại trường, giáo viên có thể chủ động mở cửa sổ, sử dụng quạt hoặc hệ thống thông gió, giúp giảm nguy cơ lây lan các tác nhân gây bệnh.
Đồng thời, khuyến khích trẻ tham gia vào việc phân loại rác và thông qua giáo dục về quản lý chất thải để tạo môi trường lớp học sạch sẽ và bảo vệ môi
trường.
CDC Lào Cai